Hầu các nhà đầu chứng khoán chứng khoán đều phải trải qua các giai đoạn từ bỡ ngỡ đến trưởng thành, thời gian trải qua các giai đoạn này có người lâu người nhanh, nhưng nếu ta càng chịu khó học hỏi ta càng rút ngắn được thời gian trưởng thành.
1. Giai đoạn 1: What – Mua con gì, trồng cây gì
Nhà đầu tư mới bước vào thị trường, lúc này nhà đầu tư luôn băn khoăn với câu hỏi, trồng cây gì, nuôi con gì. Thị trường tăng hay giảm.
Có thể nói 90% nhà đầu tư Việt Nam đang ở giai đoạn 1 mà chưa giác ngộ level này.
Nhà đầu tư thường xuyên đặt câu hỏi cũng có thể chiến thắng khi thị trường bước vào uptrend hoặc hỏi đúng cao thủ chứng khoán, tuy nhiên thường thì cái gì mà không hiểu tại sao mình có được thì cũng sẽ không hiểu tại sao mình mất đi.
2. Giai đoạn 2: How – Cần làm gì
Sau giai đoạn đầu chỉ chú ý việc chọn mã, nhà đầu tư bắt đầu suy tư hơn và tìm kiếm những cách thức để đầu tư đúng đắn.
Đặc điểm của nhà đầu tư giai đoạn này là rất hăng say phân tích kỹ thuật và tìm kiếm những công thức định giá cổ phiếu tuyệt chiêu. Tuy nhiên thay vì tìm hiểu ý nghĩa của các tuyệt chiêu nhà đầu tư chỉ học nó 1 cách máy móc và đem áp dụng.
Có rất nhiều nhà đầu tư bỏ rất nhiều công sức/tiền bạc xây dựng phần mềm cảnh báo, định giá cổ phiếu tự động, những mong đây là cỗ máy in tiền và nhà đầu tư có thể dễ dàng kiếm tiền từ đó. Một viễn cảnh tươi đẹp diễn ra, nhà đầu tư nghỉ mát ở Hawai và thỉnh thoảng mở máy tính ra xem tiền của mình đã tăng bao nhiêu đồng.
Nhưng rất tiếc, càng tìm kiếm, nhà đầu tư gần như bị đâm đầu vào tường vì không có công thức hay phần mềm kỹ thuật nào, chỉ số phân tích kỹ thuật nào hoàn toàn đúng, nó thường đúng khi bạn test và sai khi bạn làm thật.
Nhà đầu tư gần như hoang mang và ngờ ngờ cổ phiếu chỉ là sòng bạc và là trò chơi lừa đảo.
3. Giai đoạn 3: Why – Tại sao ta phải làm vậy
Đây là giai đoạn nhà đầu tư đã nếm đủ thăng trầm của thị trường và số tiền kiếm được cũng chẳng là bao.
Nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi vậy mình đang làm gì trên thị trường? Lý do cho những biến động của cổ phiếu là gì? Điều gì khiến chứng khoán lên hoặc xuống?
Trước khi làm gì nhà đầu tư bắt đầu suy xét tại sao tôi phải làm điều đó?
Để giải thích những điều tại sao, có rất nhiều tầng, nhiều lớp suy nghĩ khác nhau, và ta càng trả lời được nhiều câu hỏi tại sao thì ta càng có tư duy tốt hơn về chứng khoán.
Ví dụ: Cùng mua cổ phiếu HPG (ví dụ)
– Level 1: mới được anh X phím cho con HPG, dự là giá lên 50 -> anh X đáng tin – > giờ giá đang 40 – > Mua.
– Level 2: mới được anh X phím cho con HPG, dự là giá lên 50 – > anh X đáng tin -> mở biểu đồ ra xem thấy mô hình “úp sọt” ; P/E thấp; EPS cao -> Mua
– Level 3: mới được anh X phím cho con HPG, dự là giá lên 50 – > anh X đáng tin -> mở biểu đồ ra xem thấy mô hình “úp sọt” ; P/E thấp; EPS cao -> (tư duy của level 3) Nhưng tại sao trước đây thị trường ko chú ý đến nó (tự tìm lý do: Trước thằng này bị cháy nhà máy nên danh tiếng ko tốt; nhưng giờ đã khắc phục) -> ok -> Mua.
– Level 4: Tiếp tục các mức tư duy ở 03 level trước và cộng thêm suy nghĩ vĩ mô -> hiện nay nhà nước đang chú trọng xây dựng cơ bản, thị trường ngành thép tuy bão hòa, nhưng còn rất thiếu những sản phẩm chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với nước ngoài, sản phẩm hòa phát lại đạt được yêu cầu về chất lượng cao này -> sức cạnh tranh tốt -> mua
Tư duy của level 5, level 6.
Túm lại nếu trước đây bạn mua bất chấp, thì ngày nay để mức tư duy được sâu sắc hơn, hành động đúng đắn hơn bạn cần phải trả lời được càng ngày càng sâu hơn những câu hỏi tại sao cho hành động của mình (Theo quan điểm của Nhật chính là nguyên tắc 05 tại sao).