Cắt giảm thua lỗ, phương tiện để thành công
Cho dù kinh doanh bất cự ngành nghề nào, mục tiêu cuối cùng của bạn cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng bài học thuộc lòng đầu tiên khi bước chân vào thị trường chứng khoán chưa phải là cách tìm kiếm lợi nhuận mà chính là cách cắt giảm thua lỗ.
“ Hãy cắt giảm sự thua lỗ của bạn một cách nhanh nhất”. Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công, đây là quy luật đầu tiên và quan trọng nhất phải thuộc nằm lòng. Nguyên tắc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nếu đầu tư trong tài khoản vay mượn. Cắt giảm thua lỗ là cực kỳ cần thiết.
Dù mới bước chân vào thị trường chứng khoán, hay đã là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm bạn sẽ vẫn có những giây phút chủ quan phá bỏ nguyên tắc này. Và nếu không cắt giảm thua lỗ kịp thời, không sớm thì muộn bạn sẽ chịu những sự thua lỗ nặng nề hơn, Tuy nhiên những con người tự tin bước chân vào thị trường chứng khoán thường thông minh và có kiến thức, chính những điều này cộng thêm cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh sẽ khiến họ không dễ dàng tuân theo nguyên tắc cắt giảm thua lỗ này.
Vấn đề là bạn luôn mong muốn tìm kiếm lợi nhuận khi mua một loại chứng khoán, khi giá đi xuống rất khó để bán chúng đi và chấp nhận thua lỗ. Quả thật là rất khó để chấp mình đã hành động sai lầm, người ta thường hay có xu hướng chờ đợi, hy vọng giá lên trở lại thay vì nên bán chúng đi.
Mọi thứ còn trở lên tôi tệ hơn khi bạn vừa bán chứng khoán đi thì giá bắt đầu lên trở lại. Bạn sẽ thực sự bị bối rối và cho rằng cắt giảm thua lỗ là một chính sách tồi.
Có bao giờ bạn nghĩ răng sự thua lỗ là cực kỳ nguy hiểm? Bạn sẽ dễ dàng mất đi sự thông minh và tỉnh táo cần có. Thông thường đáy là thời điểm hấu hết các nhà đầu tư tiếp tục phạm sai lầm và thực sự trở nên rối rắm khủng hoảng.
Hãy tự hỏi mình câu hỏi sau: Bạn có mua báo hiếm hỏa hoạn cho ngôi nhà của bạn vào năm ngoái? Ngôi nhà cúa bạn đã bị thiêu trụi chăng? Nếu nó không bị cháy, bạn đã làm sai vì đã lãng phí tiền bạc trong việc mua bảo hiểm? Bạn sẽ từ chối mua bảo hiểm năm sau? Tại sao bạn mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà? Bởi vì bạn biết ngôi nhà của bạn sẽ bị cháy?
Không! Bạn mua bảo hiểm hoả hoạn để bảo vệ bản thân, chống lại khả năng có thể bị sự mất mát lớn ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng tài chính, rất khó để hồi phục.
Đó cũng là tất cả lý do tại sao phải cắt giảm thua lỗ.
Khi nào sẽ bán chứng khoán thua lỗ?
Đó là khi giá giảm 10% so với giá mua ban đầu, đây có lẽ là một quy luật tốt cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Nhưng nếu bạn đã có kinh nghiệm, biết sử dụng các đồ thị để xác định thời điểm mua bán chính xác hơn, nên cắt giảm tại mức 7% hoặc 8%. Bằng cách này bạn đã mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ khỏi những thua lỗ lớn hơn.
Như vậy, ngay cả với khả năng thành công và thất bại ngang nhau khi mua một loại chứng khoán, bạn có thể lời đến tối đa trong khi chỉ thua lỗ một số tiền đã xác định. Nếu bạn để giá cổ phiếu rớt tới 50%, bạn sẽ phải tìm kiếm 100% lợi nhuận với số tiền còn lại. Nhưng những loại cổ phiếu tăng giá gấp đôi thì không nhiều.
Không ai có thể đúng trong tất cả mọi quyết định của mình, bạn có biết là những nhà đầu tư ưu việt nhất cũng chỉ đúng 60% trong những quyết định của mình. Tuy nhiên họ vẫn đạt được những kết quả kinh doanh đáng ghen tỵ bởi vì khoản thua lỗ ấy nói chung luôn thấp hơn khoản lợi nhuận do những phi vụ thành công mang lại.
Thị trường chứng khoán, khoảng cách giữa thành công và thất bại là rất mong manh, không một nhà đầu tư chuyên nghiệp nào của hôm qua, hôm nay và cả ngày sau nữa không gặp phải bất kỳ thất bại nào trong cuộc đời kinh doanh của mình. Họ thành công bởi vì họ biết cách cắt giảm thua lỗ tới mức tối thiểu và tìm kiếm lợi nhuận ở mức tối đa. Thế thôi.
Mất khoảng bao nhiêu thời gian để trở thành một nhà đầu tư giỏi?
Thực chất thị trường chứng khoán là một cuộc đấu trí, kinh nghiệm đó một vai trò rất quan trọng. Đừng bao giờ vội vã đổ hết gia tài của mình vào thị trường ngay ngày đầu tiên. Thông thường bạn phải mất khoảng hai tới ba năm để có thể rút ra những quy luật, phối hợp sự phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, tình hình thị trường và các nguyên tắc đầu tư với nhau.
Thời gian trôi qua, càng ngày bạn sẽ càng có lựa chọn chính xác hơn, số tiền 8% bạn cho phép mình thua lỗ mỗi loại chứng khoán sẽ giảm đáng kể. Thêm vào đó những thất bại nhỏ bé sẽ được bù đắp bằng những lợi nhuận lớn hơn từ những phi vụ mua bán thành công mang lại.
Hãy coi 8% thất bại ấy là học phí cho những gì bạn học được sau một phi vụ không thành công. Những nhà đầu tư lớn cho rằng chấp nhận thất bại ở một mức độ vừa phải là một quyết định hợp lý. Họ không cho rằng đó là một sự lãng phí tiền bạc, vì họ hy vọng sự thất bại ấy sẽ đem lại và sẽ được trang trải bằng những thành công trong tương lai.
Đừng quá vội vã mơ tới những thành công vĩ đại, những lợi nhuận khổng lồ ngay lập tức, tục ngữ phương Đông có câu “Dục tốc bất đạt”. Một cầu thủ bóng đã chuyên nghiệp không thể được đào tạo trong vòng ba tháng, và cũng chẳng thể nào có một nhà đầu tư thành công ngay lập tức trong thời gian ấy.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa những con người thành công và những người khác đó là họ xác định được mục tiêu, phương thức hoàn thành mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó.
Hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn là mẹ của thành công.
William J.O’Neil, người sáng lập tờ Investor’s Bussiness Daily và là tác giả cuốn sách lừng danh How to Make monney in Stocks kể lại một kinh nghiệm như sau:
“Có một lần thị trường đi xuống tôi đã phải cắt giảm một chuỗi 10 loại cổ phiếu liên tục. Nhưng ngay sau đó một cổ phiếu của tôi nổi lên đúng lúc thị trường hồi phục và tăng giá hơn ba lần. Tôi vẫn thường nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu tôi quá chán nản và đã bỏ cuộc khi 10 loại cổ phiếu tôi mua trước đó đã bị thua lỗ.”
Điều khó khăn là bạn phải quyết đoán khi thi hành những quyết định như là cắt giảm thua lỗ, quả thật không hề dễ dàng khi bạn phải bán những thứ mới chỉ mua vài tuần thậm chí vài ngày trước đó chỉ vì nó rớt giá 8-10%. Bạn sẽ cố dùng mọi lý lẽ để bảo vệ cho quyết định mua bán ban đầu, cố biện hộ để giữ cổ phiếu lại mặc dù chúng đang trong tình thế bất lợi.
Nhưng không ai có thể đi giữa cuộc đời với một tấm gương nhìn thấy những gì sẽ diễn ra, bạn có thể sẽ tự đẩy mình vào những tình huống rối rắm hơn với những hy vọng mong manh. Bạn mua chứng khoán, tuần trước hoặc tháng trước chứ không phải hôm nay. Hôm nay là một tình huống khác hẳn hoàn toàn và bạn phải tự bảo vệ mình khỏi những thất bại trầm trọng, điều đó có thể xảy ra cho tất cả mọi người, nhờ đó bạn vẫn còn có thể tồn tại để tiếp tục đầu tư vào sáng mai.
Tại sao chúng ta chọn mức thua lỗ 8-10%?
Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 8-10%, điều này sẽ cho phép bạn tồn tại để tiếp tục đầu tư. Rất nhiều người đã đi tới chỗ phá sản vì họ đã quá mê muội với những loại cổ phiếu trong tay. Họ không thể đối mặt và thừa nhận sai lầm do đó cũng không thể thi hành những quyết định bán đầy khó khăn. Chính sự do dự khi tới thời điểm cần bán sẽ khiến họ phải chịu đựng những thất bại nặng nền hơn không sớm thì muộn, Và những thất bại nặng nề sẽ làm bạn mất đi sự tin tưởng, khiến bạn sợ hãi hoang mang, đây là những thứ tuyệt đối không thể để xảy ra nếu bạn còn muốn tiếp tục đầu tư.
Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 8% hoặc 10% và bán một loại cổ phiếu khi nó tăng 30%, bạn có thể chỉ cần quyết định đúng một lần trong khi bạn được phạm sai lầm tới ba lần, mà vẫn không bị rơi vào tình trạng rắc rối à Hệ quả: đừng bao giờ mua cổ phiếu khi bạn không nghĩ nó sẽ tăng từ 30% trở lên. Đừng đánh những cú đánh tầm thường, hãy chờ đời để đánh những cú homerun. Không giống như một cuộc thi tốc độ, thị trường chứng khoán cho phép bạn ra quyết định khi bạn cảm thấy hợp lý nhất.
Chiến thuật đầu tư thường được áp dụng là hãy giữ các loại chứng khoán đang phát triển tốt để chờ đợi những lợi nhuận lớn, trong khi hãy bán ngay những loại chứng khoán không hiệu quả để giảm thua lỗ tới mức thấp nhất có thể.