Bài viết thuộc loạt bài viết “Hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư từ cơ bản đến nâng cao”. Loạt bài viết được sắp xếp theo trình tự từ cơ bản đến nâng cao, bạn hãy Click vào đây để theo dõi tổng hợp các bài viết.
Ngoài ra, nếu bạn là khách hàng Mở tài khoản tại công ty chứng khoán Yuanta (Chi tiết Click tại đây), tôi sẽ có thể hướng dẫn bạn trực tiếp xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán phù hợp nhất với bạn và cùng bạn lựa chọn danh mục đầu tư ban đầu theo chiến lược đã đề ra (chi tiết đến từng click chuột, cầm tay chỉ việc).
Liên hệ: Mr.Trung 0984048218 (SMS/Zalo).
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1. Giới thiệu Phân tích kỹ thuật
1.1. Khái niệm Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu về các biến động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị, nhằm dự đoán các xu hướng giá trong tương lai. Thuật ngữ “biến động thị trường” bao gồm thông tin cơ bản có sẵn là giá và khối lượng giao dịch.
1.2. Triết lý nền tảng Phân tích kỹ thuật
Phương pháp phân tích kỹ thuật được dựa trên cơ sở nền tảng của ba tiền đề:
1.2.1. Biến động thị trường phản ánh tất cả
Nhận định “biến động thị trường phản ánh tất cả” tạo nên nền tảng của phân tích kỹ thuật. Chuyên gia phân tích kỹ thuật tin rằng, bất cứ thứ gì mang tính cơ bản, chính trị, tâm lý hay những yếu tố khác đều có thể tác động đến giá cả và chúng được phản ảnh qua giá của thị trường đó. Vì thế người ta cho rằng việc nghiên cứu về giá là tất cả những gì chúng ta cần.
1.2.2. Giá di chuyển theo xu hướng
Khái niệm xu hướng đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp phân tích kỹ thuật. Về bản chất, phần lớn các kỹ thuật được sử dụng trong phân tích kỹ thuật đều phục vụ việc giao dịch theo xu hướng, nghĩa là mục đích của chúng nhằm xác định và đi theo các xu hướng hiện tại.
Giá di chuyển theo xu hướng có ý nghĩa là một xu hướng chuyển động có khả năng sẽ tiếp tục hơn là đổi chiều. Do vậy cách tốt nhất để đầu tư là bạn hãy đi theo xu hướng hiện tại cho đến khi có tín hiệu đảo chiều.
1.2.3. Lịch sử tự lặp lại
Phần lớn nội dung của quá trình phân tích kỹ thuật và nghiên cứu về biến động thị trường đều có liên quan đến nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như các mẫu đồ thị, vốn được nhận diện và phân loại hơn một thế kỷ nay, đã phản ảnh những sự việc nhất định xuất hiện trên các đồ thị giá. Những sự việc này cho thấy tâm lý đi theo xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường. Vì đã từng hoạt động khá tốt trong quá khứ nên những mô hình này được cho rằng sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong tương lai. Các mô hình này được dựa trên những nghiên cứu về tâm lý con người – thứ vốn có xu hướng không thay đổi. Nói các khác, tiền đề cuối cùng này – lịch sử tự lặp lại – là chìa khóa cho việc hiểu được tương lai đang ẩn dưới những nghiên cứu trong quá khứ, hay có thể hiểu rằng tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ.
2. Bàn luận về tính hiệu quả và tầm quan trọng của Phân tích kỹ thuật
Nếu đọc một bản phân tích thị trường của một công ty chứng khoán, hay một chuyên gia chứng khoán bất kỳ thì bạn sẽ thấy ngay những thuật ngữ về phân tích kỹ thuật như: Ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự, hình nến, mẫu hình vai đầu vai… Tuy nhiên những bài phân tích nhiều khi khác xa nhau tại các công ty chứng khoán trong cùng 1 thời điểm.
Cho đến tận ngày nay tính hiệu quả của Phân tích kỹ thuật vẫn là vấn đề gây tranh cãi, rõ ràng nhiều nhà đầu tư thành công như Warren Buffett; Benjamin Graham… không dùng đến phân tích kỹ thuật. Nhà đầu tư được biết đến có thiên hướng phân tích kỹ thuật là Nicolas Darvas; Jesse Livermore (Nhà đầu tư này đã tự sát). Nếu nhìn vào danh sách nhà đầu tư thành công; phân tích kỹ thuật không chiếm ưu thế.
Do vậy, viết bài về Phân tích kỹ thuật là bài viết khiến tôi mất nhiều thời gian nhất, vì nếu không giới thiệu thì sẽ thật thiếu sót do đây là một phương pháp phổ biến trên thị trường mà nhà đầu tư nào cũng nên biết. Còn nếu giới thiệu thì có thể vì sự hấp dẫn của phương pháp mà bạn đi vào cái bẫy giao dịch liên tục, khiến cho đồng vốn đầu tư của bạn khó bảo toàn. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin tự đánh giá cả ưu, nhược điểm của Phân tích kỹ thuật cụ thể như sau:
2.1. Ưu điểm của Phân tích kỹ thuật
2.1.1. Phân tích kỹ thuật dễ sử dụng; dễ tiếp cận số liệu
Hiện nay bất kỳ website nào về chứng khoán cũng có biểu đồ về phân tích với các chỉ tiêu có sẵn đã được máy tính toán trước cho bạn.
2.1.2. Phân tích kỹ thuật có logic trong đó
– Quá khứ có thể dự báo tương lai – Lịch sử luôn lặp lại: Thị trường chứng khoán cũng nằm trong quy luật chung của cuộc sống đó là nó luôn có tính chu kỳ. Một năm có bốn mùa xuân hạ thu đông thì chứng khoán cũng có giai đoạn (Bùng nổ – Suy thoái – Chán chường – Hồi Phục – Bùng nổ) các giai đoạn này cứ lặp đi lặp lại hàng trăm năm nay tại mọi thị trường. Cái khó chỉ là ta không biết khi nào chu kỳ diễn ra và kéo dài bao lâu mà thôi. Như vậy rõ ràng khi thị trường đang Bùng nổ ta có thể biết giai đoạn sắp tới sẽ Suy thoái và phải suy thoái đến lúc Chán chường thì thị trường mới Hồi phục. Đó là những suy luận sơ khai nhất của Phân tích kỹ thuật.
– Thị trường luôn có xu hướng và nhà đầu tư nên đầu tư nương theo xu hướng. Việc này cũng logic như bạn chuẩn bị quần áo mát mẻ cho mùa hè và quần áo ấm cho mùa đông vậy, bạn không thể cãi lại thị trường được (chẳng hạn như đứng ngoài thì thị trường tăng và lao vào mua khi thị trường giảm) việc này kỳ cục cũng tương tự như bạn mặc áo mùa đông vào mùa hè vậy. Ấy vậy mà việc này lại thường xuyên xảy ra trên thị trường chứng khoán.
– Biến động thị trường phản ánh tất cả: Theo tôi đây có lẽ là phát biểu gây tranh cãi nhất của phân tích kỹ thuật, giá cả không thể phản ánh mọi biến động xã hội, chính trị cơ bản lên giá chứng khoán được. Ta chỉ có thể hiểu biến động giá cả là tổng hòa phần lớn các yếu tố cơ bản tác động lên thị trường chứng khoán; các yếu tố cơ bản thay đổi liên tục cũng dẫn đến giá cả chứng khoán thay đổi liên tục theo.
Do các ưu điểm, một nhà đầu tư nên có hiểu biết về phân tích kỹ thuật. Thực ra, khi giao dịch bạn chắc chắn phải nhìn biểu đồ giá, khi đó bạn đã bước chân vào con đường phân tích kỹ thuật rồi và đã bước chân vào thì tìm hiểu kỹ thì vẫn hơn. Tuy nhiên do đây là không phải một môn khoa học chính xác nên bạn chỉ nên dùng để tham khảo cho quyết định đầu tư của mình thay vì dùng phân tích kỹ thuật là yếu tố chính cho quyết định đầu tư của bạn.
Ví dụ: Bạn đã lọc được một cổ phiếu tốt; giá hợp lý; thì bạn cũng không nên mua khi thì trường đang ở trong xu hướng giảm; hoặc khi thị trường đã ở trong giai đoạn bùng nổ (quá mua) bạn nên chờ đợi mua trong các giai đoạn thị trường hồi phục hoặc trong xu hướng tăng để xác suất kiếm lợi là cao nhất.
Ngược lại một cổ phiếu dù đã được phân tích kỹ thuật với các mẫu hình hoặc chỉ số dự báo tốt đến mấy nhưng nếu yếu tố cơ bản của nó không đảm bảo, lợi nhuận hoặc ngành nghề kinh doanh không bền vững thì tôi khuyên bạn không nên tham gia.
2.2. Nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Nếu bạn xem phân tích kỹ thuật là phương pháp duy nhất để tạo ra lợi nhuận thì rất rủi ro, đặc biệt khi bạn là một nhà đầu tư mới, rất khó để tìm thấy một nhà đầu tư kiếm được nhiều tiền bằng cách chỉ dùng phân tích kỹ thuật. Có thể có trường hợp của Nicolas Darvas nhưng hiện còn rất nhiều tranh cãi về nhà đầu tư này mà bạn có thể tìm hiểu trên mạng. Các nhược điểm của phân tích kỹ thuật là:
2.2.1. Các mô hình rất dễ lẫn lộn với nhau (ví dụ mô hình 2 đỉnh và 3 đỉnh)
Như hình trên làm sao ta biết được thị trường sẽ hình thành 2 hay ba đỉnh vì giá sẽ không chạm đến neckline như lý thuyết mà nó sẽ biến động trên hoặc dưới đó một chút.
Hoặc như hình vẽ sau:
Như hình trên làm sao ta biết được thị trường sẽ hình thành 2 hay ba đỉnh vì giá sẽ không chạm đến neckline như lý thuyết mà nó sẽ biến động trên hoặc dưới đó 1 tý; Mô hình trên cũng có thể bị nhầm lẫn với mô hình Lá cờ
Như bạn thấy hình vẽ ở trên bạn quy nạp thành mô hình 2 đỉnh cũng được mà quy thành Lá cờ cũng được; hình vẽ chỉ dễ vẽ khi ta họa lại quá khứ mà thôi. Tôi chắc chắn rằng khi gặp tình huống thực tế bạn rất khó phân biệt được các mô hình này.
2.2.2. Các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật chỉ hoạt động tốt khi thị trường có xu hướng
Do được xây dựng dựa trên giả định thị trường biến động có xu hướng; các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật chỉ hoạt động tốt khi thị trường có xu hướng; khi thị trường trong giai đoạn sideway (đi ngang), các nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật rất dễ mất tiền.
2.2.3. Các chỉ báo phân tích kỹ thuật luôn hoạt động trễ hơn thị trường
Do bản chất của phân tích kỹ thuật là đọc lịch sử của thị trường để ra quyết định do vậy để có một sự xác nhận rõ ràng từ các chỉ báo ta phải xem từ xung lượng, xu thế và mốc giá phá vỡ do vậy chắc chắn nhà đầu tư phải chấp nhận giao dịch trễ hơn thị trường chung. Đây không hẳn là nhược điểm mà là nguyên tắc, nhưng các nhà đầu tư thường có tâm lý nóng vội và thường giao dịch trước khi có sự xác nhận rõ ràng từ các chỉ báo do đó tỷ lệ thất bại của nhà đầu tư thường cao khi sử dụng phân tích kỹ thuật.
2.3. Kinh nghiệm sử dụng về Phân tích kỹ thuật
Từ ưu và nhược điểm của Phân tích kỹ thuật, tôi thường chỉ sử dụng Phân tích kỹ thuật để đánh giá chung về thị trường, cụ thể là dùng phân tích tích kỹ thuật để đánh giá xu hướng biến động của Vnindex.
Việc dùng phân tích kỹ thuật để đánh giá Vnindex cho ta lợi thế có thể đưa ra nhận xét nhanh về xu hướng của thị trường và định hướng giao dịch dựa trên thời điểm hiện tại (Mua gom hoặc giao dịch phòng thủ).
PHẦN II. LÝ THUYẾT DOW – NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI
1. Khái niệm về Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow đã tồn tại trên thị trường chứng khoán thế giới gần 100 năm, là một nền móng quan trọng của phân tích kỹ thuật. Các nguyên tắc của lý thuyết này giúp các nhà giao dịch hiểu thị trường tốt hơn và xác định biến động giá và khối lượng chính xác hơn. Lý thuyết Dow được đưa ra bởi Charles Dow nhiều năm trước, thậm chí trước khi biểu đồ hình nến được phát minh. Về cơ bản, Lý thuyết Dow Jones cho rằng thị trường di chuyển theo xu hướng. Và hiểu được lý thuyết này có thể giúp các nhà đầu tư xác định được xu hướng thị trường, để họ có thể đưa ra các quyết định giao dịch thông minh hơn.
Lý thuyết Dow cũng là lý thuyết đầu tiên xác định rằng thị trường chứng khoán di chuyển theo xu hướng với nhiều giai đoạn khác nhau cho mỗi xu hướng. Nó phác thảo rõ ràng các xu hướng khác nhau mà thị trường chứng khoán thường có xu hướng trải qua – xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng nhỏ. Và đối với mỗi xu hướng, có ba giai đoạn sau – giai đoạn tích lũy, giai đoạn bùng nổ và giai đoạn phân phối.
2. Các nguyên lý của Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là một tập hợp sáu nguyên tắc hoặc nguyên lý cơ bản giải thích cách thị trường chứng khoán vận động, chi tiết như sau
2.1. Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ
Theo nguyên lý này, thị trường đã phản ánh tất cả các thông tin sẵn có. Mọi thứ cần biết đều đã được phản ánh trên thị trường thông qua giá cả. Giá đại diện cho tổng tất cả hy vọng, nỗi sợ hãi và mong đợi của tất cả những người tham gia. Biến động lãi suất, kỳ vọng thu nhập, dự báo doanh thu, tin tức chính trị, sáng kiến sản phẩm và tất cả những thứ khác đều đã được định giá trên thị trường. Điều bất ngờ có thể sẽ xảy ra, nhưng thông thường điều này sẽ chỉ ảnh hưởng đến xu hướng ngắn hạn. Xu hướng chính sẽ không bị ảnh hưởng. Các nhà giao dịch có thể nghiên cứu các biến động giá này để hiểu thị trường có thể sẽ biến động như thế nào trong tương lai gần.
2.2. Thị trường có ba xu hướng
Đây có lẽ là một trong những nguyên lý phổ biến nhất của Lý thuyết Dow. Nó giải thích rằng thị trường di chuyển theo ba xu hướng:
2.2.1. Các xu hướng chính
Những xu hướng này là những chuyển động chính trên thị trường và chúng có thể kéo dài trong một hoặc nhiều năm. Xu hướng chính xác định đây là một thị trường tăng giá (đi lên) hay giảm (đi xuống).
2.2.2. Xu hướng thứ cấp
Xu hướng thứ cấp làm gián đoạn chuyển động của Xu hướng chính, di chuyển theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, việc xác định một Xu hướng thứ cấp khi nó đang trong quá trình phát triển là rất khó. Chúng thường lây lan trong một khoảng thời gian từ ba tuần đến vài tháng. Và chúng có thể di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Ví dụ: trong một thị trường chủ yếu tăng giá, bạn có thể thấy xu hướng giảm thứ cấp trong vài tuần trước khi thị trường tăng trở lại.
2.2.3. Các xu hướng nhỏ
Các xu hướng nhỏ, như tên gọi, xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Thông thường, chúng chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc dưới 3 tuần. Những xu hướng này về cơ bản chỉ là nhiễu thị trường và chúng là những hình mẫu kém tin cậy nhất nếu bạn đang tìm kiếm các xu hướng thị trường để theo dõi. Các xu hướng nhỏ có thể ngược hướng với xu hướng chính hoặc xu hướng phụ.
2.3. Xu hướng thị trường có ba giai đoạn
Cho dù thị trường đang đi lên hay đi xuống, mọi xu hướng đều được đánh dấu bởi ba giai đoạn, bao gồm Giai đoạn tích lũy, Giai đoạn tăng trưởng, Giai đoạn phân phối. Hãy xem những gì xảy ra trong ba giai đoạn này:
2.3.1. Giai đoạn tích lũy
Giai đoạn này thường xảy ra ngay sau một xu hướng giảm mạnh, trong đó nhiều nhà đầu tư mất hy vọng về việc giá sẽ tăng lên. Vì vậy, mặc dù giá có thể đã chạm mức thấp nhất có thể trong chu kỳ đó, nhưng người mua vẫn do dự trong việc mua cổ phiếu. Do đó, giá cổ phiếu tiếp tục trì trệ ở mức thấp.
Tại thời điểm này, các nhà đầu tư lớn và các quỹ sẽ tham gia thị trường. Họ nhận ra rằng thị trường đã chạm mức thấp và trong nỗ lực tích lũy cổ phiếu ở mức giá thấp như vậy, họ bắt đầu mua lượng lớn cổ phiếu thường xuyên, trong một thời gian dài. Đây là điều dẫn đến việc hình thành các mức hỗ trợ, vì khối lượng mua cổ phiếu khổng lồ của các nhà đầu tư thông minh này đã thúc đẩy nhu cầu mua vào và khiến giá cổ phiếu tăng lên.
2.3.2. Giai đoạn tăng trưởng
Còn được gọi là giai đoạn bùng nổ là khi các nhà giao dịch ngắn hạn, những người theo xu hướng kỹ thuật, nhận thấy hoạt động đang diễn ra và tham gia thị trường. Họ cũng bắt đầu mua cổ phiếu, khiến giá tài sản tăng nhanh. Theo cách này, một xu hướng tăng giá được thiết lập, đó là lý do tại sao giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn tăng giá. Xu hướng tăng này nói chung là nhanh chóng và dốc.
Ngay sau đó, tin tức về thị trường nói chung trở nên tích cực, khiến nhiều người mua tham gia vào hơn. Các nhà phân tích và nghiên cứu nhận thấy xu hướng giá cao và điều này cuối cùng làm tăng sự tham gia của công chúng vào thị trường.
2.3.3. Giai đoạn phân phối
Ở đỉnh điểm của giai đoạn tăng giá, giá cổ phiếu đạt mức cao mới. Khi tin tức về những xu hướng này được công bố rộng rãi hơn, mọi người bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu. Đây là nơi các nhà đầu tư thông minh một lần nữa hành động. Trái ngược với những gì đã xảy ra trong giai đoạn tích lũy, ở đây, các nhà đầu tư lớn bắt đầu bán bớt lượng cổ phiếu họ đang nắm giữ một cách có hệ thống. Họ làm như vậy trong khi những người khác trên thị trường đang tập trung vào việc mua vào.
Nguồn cung cổ phiếu vì thế không ngừng tăng lên. Và bất cứ khi nào giá cổ phiếu cố gắng vượt qua một điểm nhất định, việc bán tháo gia tăng từ các nhà đầu tư lớn sẽ ngăn không cho nó tăng quá mốc đó, dẫn đến việc hình thành các mức kháng cự. Cuối cùng, đợt bán tháo lớn đã làm trì trệ giá ở một số mức nhất định và không cho nó tăng thêm nữa. Và sau đó, một xu hướng giảm bắt đầu, dẫn đến một thị trường giá xuống.
2.4. Các chỉ số phải xác định lẫn nhau
Để xác định rằng một xu hướng đã được thiết lập, điều cần thiết là tất cả các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau. Vì vậy, chuyển động của một chỉ số phải khớp với chuyển động của tất cả các chỉ số khác trên thị trường. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể dán nhãn thị trường là tăng hay giảm, tùy từng trường hợp.
Ví dụ: giả sử VNINDEX chủ yếu di chuyển theo hướng tăng, nhưng HNX30, VNI100, VNI Midcap và nhiều chỉ số khác trên thị trường chủ yếu đi xuống. Trong trường hợp này, sẽ không đúng khi phân loại thị trường là giảm giá (đi xuống). Chỉ khi tất cả các chỉ số di chuyển theo cùng một hướng, bạn mới có thể xác định xu hướng một cách cụ thể, theo Lý thuyết Dow.
2.5. Khối lượng giao dịch phải phù hợp với xu hướng giá cả
Theo nguyên lý này, bất kỳ xu hướng chính nào trên thị trường, dù tăng hay giảm, đều phải được hỗ trợ bởi sự gia tăng tương ứng của khối lượng giao dịch. Để làm rõ hơn, hãy lấy ví dụ về một giai đoạn thị trường mà giá đang tăng. Để phân loại đây là thị trường chủ yếu tăng giá, khối lượng giao dịch nên tăng khi giá đi lên (vì đây là xu hướng chính) và giảm khi giá đi xuống (vì đây là xu hướng thứ cấp). Nói cách khác, nhiều giao dịch nên theo xu hướng tăng chính hơn là xu hướng giảm thứ cấp.
Ngược lại, hãy xem một thị trường mà giá đang giảm. Ở đây, để phân loại đây là thị trường chủ yếu giảm giá, khối lượng giao dịch nên tăng khi giá đi xuống (vì đây là xu hướng chính) và giảm khi giá tăng (vì đây là xu hướng thứ cấp). Nói cách khác, nhiều giao dịch nên theo xu hướng giảm chính hơn là xu hướng tăng thứ cấp.
Trong hình trên, hãy xem khối lượng giao dịch giảm như thế nào ngay cả khi giá tăng? Điều này cho thấy rằng số lượng giao dịch cao hơn đang theo xu hướng giảm, chỉ ra một thị trường giảm giá.
2.6. Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều
Charles Dow nhận ra rằng rất dễ nhầm lẫn giữa xu hướng thứ cấp với xu hướng đảo chiều. Điều này là do cả hai biến động giá này đều di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Ví dụ, giả sử thị trường bây giờ chủ yếu là giảm giá (hoặc giảm xuống). Sự tăng giá tạm thời có vẻ giống như một sự đảo chiều xu hướng. Nhưng một lần nữa, nó cũng có thể chỉ là một xu hướng thứ cấp. Vì vậy, theo như Lý thuyết Dow, bạn sẽ phải tiếp tục coi thị trường là giảm giá ngay cả khi có xu hướng tăng tạm thời cho đến khi rõ ràng rằng xu hướng tăng được thiết lập. Trong trường hợp đó, nó sẽ là một sự đảo ngược xu hướng, làm cho thị trường tăng giá.
3. Tầm quan trọng của Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường với độ chính xác cao hơn, vì vậy bạn có thể tận dụng các điểm hành động giá tiềm năng. Nó cũng giúp các nhà đầu tư hành động một cách thận trọng và không đi ngược lại xu hướng thị trường. Và trên hết, Lý thuyết Dow nhấn mạnh tầm quan trọng của giá đóng cửa như một chỉ báo tốt về tâm lý chung của thị trường.
Theo giả định của lý thuyết Dow trong suốt bất kỳ ngày giao dịch nào, các giao dịch có thể diễn ra ở khắp nơi. Nhưng khi giờ đóng cửa đến gần, hầu hết những người tham gia thị trường sẽ muốn tuân theo xu hướng. Theo đó, giá đóng cửa của một cổ phiếu thể hiện phản ứng của các nhà đầu tư ngay khi ngày giao dịch kết thúc. Điều này có thể cung cấp cho bạn nhiều cái nhìn sâu sắc về nơi thị trường chung đang hướng đến. Với những thông tin đầu vào này, thậm chí bạn có thể phát triển các chiến lược giao dịch Dow giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt.
PHẦN III. Một số chỉ báo kỹ thuật xác định xu hướng trong phân tích kỹ thuật
Trong phân tích kỹ thuật, xu hướng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần nắm bắt. Xu hướng giúp nhà đầu tư xác định được hướng đi của thị trường, từ đó đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.
Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
1. Đường trung bình động (Moving Average – MA)
1.1. Khái niệm đường trung bình động
Đường trung bình động (MA) là một chỉ báo kỹ thuật đơn giản được sử dụng để theo dõi xu hướng của thị trường. MA được tính bằng cách lấy trung bình giá của một số phiên giao dịch nhất định.
Có nhiều loại đường trung bình động khác nhau, phổ biến nhất là đường trung bình động đơn giản (SMA) và đường trung bình động hàm mũ (EMA).
Đường trung bình động đơn giản (SMA)
SMA được tính bằng cách lấy trung bình giá của tất cả các phiên giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Đường trung bình động hàm mũ (EMA)
EMA được tính bằng cách gán trọng số cao hơn cho các phiên giao dịch gần đây hơn.
1.2. Cách sử dụng đường trung bình động để xác định xu hướng
Xu hướng tăng: Khi hướng của đường trung bình động hướng lên trên, xu hướng được coi là xu hướng tăng
Xu hướng giảm: Khi hướng của đường trung bình động hướng xuống dưới, xu hướng được coi là giảm
2. Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence – MACD)
2.1. Khái niệm MACD
MACD là một chỉ báo kỹ thuật phức tạp hơn MA, được sử dụng để xác định xu hướng và các tín hiệu đảo chiều.
MACD là giá trị tìm được khi lấy đường trung bình động (EMA) 12 ngày trừ đi đường trung bình động 26 ngày.
2.2. Cách sử dụng MACD để xác định xu hướng
Xu hướng tăng: Khi đường MACD vượt qua đường tín hiệu và đường Zero từ dưới lên, xu hướng được coi là tăng.
Xu hướng giảm: Khi đường MACD vượt qua đường tín hiệu và đường Zero từ trên xuống, xu hướng được coi là giảm.
3. Bollinger Bands
3.1. Khái niệm Bollinger Bands
Bollinger Bands là một chỉ báo kỹ thuật giúp xác định xu hướng và các mức hỗ trợ, kháng cự.
Bollinger Bands bao gồm ba đường:
Đường trung bình động: Là đường trung bình động của giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Đường trên: Là đường trung bình động cộng với hai độ lệch chuẩn của giá.
Đường dưới: Là đường trung bình động trừ hai độ lệch chuẩn của giá.
3.2. Cách sử dụng Bollinger Bands để xác định xu hướng
Xu hướng tăng: Khi giá nằm trong vùng Bollinger Bands trên, xu hướng được coi là tăng.
Xu hướng giảm: Khi giá nằm trong vùng Bollinger Bands dưới, xu hướng được coi là giảm.
4. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
4.1. Khái niệm RSI
Chỉ báo kỹ thuật RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu giao động trong khoảng từ 0 đến 100 (mức trung bình là 50). Chỉ số RSI sử dụng như một tham số riêng lẻ, con số đo lường thời gian để tính toán độ giao động (thông thường là 14 ngày).
4.2. Cách sử dụng RSI
Chỉ số RSI được tính theo thang điểm từ 1 đến 100, thông thường, trên 70 là dấu hiệu cho thấy tài sản đang ở mức quá mua, dưới 30 là thể hiện tài sản đang ở mức quá bán.
RSI<30: MUA khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30
RSI>70: BÁN khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70
Ưu điểm: RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
Nhược điểm: Cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng kết hợp cùng các công cụ khác.
4. Đường Trendline
4.1. Khái niệm đường Trendline
Đường Trendline là một đường thẳng được vẽ nối các đỉnh hoặc đáy của giá. Đường Trendline có thể được sử dụng để xác định xu hướng và các mức hỗ trợ, kháng cự.
4.2. Cách sử dụng đường Trendline để xác định xu hướng
Xu hướng tăng: Khi giá tiếp tục di chuyển lên trên đường Trendline, xu hướng được coi là tăng.
Xu hướng giảm: Khi giá tiếp tục di chuyển xuống dưới đường Trendline, xu hướng được coi là giảm.
5. Kênh giá song song
5.1. Khái niệm Kênh giá song song
Kênh giá song song là một vùng giá được giới hạn bởi hai đường thẳng song song. Các đường thẳng này có thể được sử dụng để xác định xu hướng và các mức hỗ trợ, kháng cự.
5.2. Cách sử dụng Kênh giá song song để xác định xu hướng
Xu hướng tăng: Khi giá di chuyển trong kênh giá song song và đường trên có xu hướng đi lên, xu hướng được coi là tăng.
Xu hướng giảm: Khi giá di chuyển trong kênh giá song song và đường dưới có xu hướng đi xuống, xu hướng được coi là giảm.
6. Lưu ý khi sử dụng các chỉ báo xác định xu hướng
Các chỉ báo xác định xu hướng là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng các chỉ báo này:
Các chỉ báo xác định xu hướng chỉ là công cụ hỗ trợ, không phải là lời tiên tri. Xu hướng thị trường có thể thay đổi bất cứ lúc nào, vì vậy nhà đầu tư cần sử dụng các chỉ báo này một cách linh hoạt và kết hợp với các phân tích khác để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.
Không nên sử dụng một chỉ báo duy nhất. Nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau để tăng độ chính xác của phân tích.
Tìm hiểu kỹ về các chỉ báo trước khi sử dụng. Mỗi chỉ báo có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhà đầu tư cần hiểu rõ về các chỉ báo này để sử dụng hiệu quả.
Không nên giao dịch dựa trên các tín hiệu của chỉ báo một cách mù quáng. Nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố khác như tin tức, sự kiện kinh tế,… trước khi đưa ra quyết định giao dịch.
PHẦN IV. CÁC MẪU HÌNH CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Dưới đây là tổng hợp các mô hình cơ bản trong Chứng khoán. Thực tế, các mô hình này có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mô hình đưa ra tín hiệu đều chính xác, nhà đầu tư nên kết hợp 2 – 3 chỉ báo để có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
1. Mẫu hình vai đầu vai (Head And Shoulders)
Được coi là một trong những mô hình đảo chiều phổ biến nhất, vai đầu vai thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của một xu hướng tăng giá và có thể dự báo sự chuyển đổi từ xu hướng tăng sang giảm.
Mô hình vai đầu vai bao gồm ba đỉnh (vai trái, đầu và vai phải) và hai đáy (đáy trái và đáy phải), tạo thành hình dạng giống như một phần trên của cơ thể người có đầu và hai vai. Đỉnh đầu tiên và đáy trái thường cao hơn đỉnh và đáy phía sau, tạo ra một sự đối xứng.
Sau đây là hai chiến thuật mà nhà đầu tư có thể áp dụng mô hình vai đầu vai:
– Trường hợp 1: Thực hiện vào lệnh SELL ngay khi thị trường xuất hiện mô hình vai đầu vai. Tuy nhiên để lệnh bán hiệu quả nhất, nhà đầu tư cần thời điểm giá phá vỡ đường viền cổ.
– Trường hợp 2: Nhà đầu tư vẽ mô hình vai đầu vai, sau đó đo khoảng cách và chiều cao các điểm để xác định khoảng lợi nhuận. Sử dụng vai để đặt lệnh cắt lỗ và thoát lệnh tại giao điểm với đường viền cổ.
Mô hình vai đầu vai thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của một xu hướng tăng giá và có thể dự báo sự chuyển đổi từ xu hướng tăng sang giảm
2. Mô hình 2 đáy (Double Bottom)
Mô hình 2 đáy thuộc các mô hình trong chứng khoán với hình dạng giống chữ “W”, thường xuất hiện trong quá trình đảo chiều của một xu hướng giảm và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng tăng.
Mô hình 2 đáy bao gồm hai đáy giá tương đối ngang nhau, nằm gần nhau trên biểu đồ giá. Đáy đầu tiên được hình thành khi giá giảm và đạt đến một mức hỗ trợ, sau đó giá tăng lên tạo thành một đỉnh tạm thời. Sau đó, giá tiếp tục giảm và tạo ra đáy thứ hai ở mức hỗ trợ tương tự như đáy đầu tiên. Hai đáy này tạo thành một mô hình gần như đối xứng và thể hiện sự suy yếu của lực bán.
Mô hình 2 đáy được xem là xác nhận khi giá vượt qua mức kháng cự, được hình thành bởi đỉnh tạm thời giữa hai đáy. Điều này cho thấy sự tăng cường của lực mua và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng tăng.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng mô hình 2 đáy:
– Khi giá nằm dưới đường Neckline, nhà đầu tư không nên giao dịch với mô hình 2 đáy.
– Khoảng cách hai đáy được tạo trong mô hình Double Bottom càng lớn thì tỷ lệ mô hình đó thành công càng cao.
– Mô hình có tín hiệu tích lũy gần khu vực kháng cự (Neckline) thì khả năng Breakout sẽ càng cao.
– Trường hợp, nhà đầu tư tham gia thị trường có mô hình 2 đáy Double Bottom đã rõ ràng thì nên đợi giá pullback và retest lại vùng hỗ trợ mới hoặc đợi dấu hiệu khác.
– Các để lọc mô hình 2 đáy là giá di chuyển ở vùng hỗ trợ trong khung thời gian cao và xuất hiện mô hình 2 đáy ở khung thời gian thấp.
3. Mẫu hình 3 đáy (Triple Bottom)
Đây là mô hình có 3 đáy và 2 đỉnh có dạng chữ A. Ở phần đoạn cuối cùng của mô hình 3 đáy là một điểm đột phá breakout nằm trên đường kháng cự. Mô hình trong chứng khoán này thường xuất hiện trong quá trình đảo chiều của một xu hướng giảm và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng tăng.
Mô hình 3 đáy bao gồm ba đáy giá tương đối ngang nhau, nằm gần nhau trên biểu đồ giá. Đáy đầu tiên được hình thành khi giá giảm và đạt đến một mức hỗ trợ, sau đó giá tăng lên tạo thành một đỉnh tạm thời. Sau đó, giá lại giảm và tạo ra đáy thứ hai tương tự như đáy đầu tiên. Quá trình này lặp lại lần nữa, tạo thành đáy thứ ba cũng ở mức hỗ trợ tương tự. Ba đáy này tạo thành một mô hình gần như đối xứng và thể hiện sự suy yếu của lực bán.
Mô hình 3 đáy được xem là xác nhận khi giá vượt qua mức kháng cự, được hình thành bởi các đỉnh tạm thời giữa các đáy. Điều này cho thấy sự tăng cường của lực mua và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng tăng.
Khi sử dụng mô hình trong chứng khoán này nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm đó là:
– Trường hợp mô hình 3 đáy nằm trong xu hướng giảm mạnh thì dễ thất bại.
– Thời gian hình thành mô hình 3 đáy càng lâu thì càng thành công.
– Đáy thứ ba cao hơn đáy thứ hai thì xu hướng tăng càng mạnh hơn.
– Mức kháng cự của mô hình Triple Bottom được coi là đường viền cổ.
– Mô hình 3 đáy thường ít xảy ra hơn mô hình 2 đáy nhưng tính hiệu của Triple Bottom mạnh mẽ và chính xác hơn.
4. Mẫu hình 2 đỉnh (Double Top)
Mô hình 2 đỉnh là một mô hình trong chứng khoán có hình dạng giống chữ M và báo hiệu sự chuyển đổi sang xu hướng giảm.
Mô hình 2 đỉnh bao gồm hai đỉnh giá tương đối ngang nhau, nằm gần nhau trên biểu đồ giá. Đỉnh đầu tiên được hình thành khi giá tăng và đạt đến một mức kháng cự, sau đó giá giảm tạo thành một đáy tạm thời. Sau đó, giá lại tăng và tạo ra đỉnh thứ hai ở mức kháng cự tương tự như đỉnh đầu tiên. Hai đỉnh này tạo thành một mô hình gần như đối xứng và thể hiện sự suy yếu của lực mua.
Mô hình 2 đỉnh được xem là xác nhận khi giá phá vỡ đường cổ (đường ngang kết nối đáy tạm thời giữa hai đỉnh) và tiếp tục giảm xuống dưới mức đáy tạm thời. Điều này cho thấy sự suy yếu của lực mua và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng giảm.
Nhà đầu tư khi sử dụng mô hình chứng khoán này sẽ cần nhớ một số điểm sau:
– Mô hình hai đỉnh có một số tên gọi khác như: mô hình đỉnh kép, mô hình đáy kép.
– Mô hình hai đỉnh hoạt động kém hiệu quả trong xu hướng tăng mạnh.
– Khoảng cách thời gian giữa 2 đỉnh càng lớn thì xác suất đạt thành công của mô hình sẽ càng cao.
– Một cách để nhà đầu tư giao dịch an toàn đó là tìm tín hiệu tích lũy trước khi giá Breakout khỏi Neckline.
– Nhà đầu tư kết hợp 2 khung thời gian để có thể giao dịch với mô hình đỉnh chính xác.
5. Mẫu hình 3 đỉnh (Triple Top)
Đây là mô hình gồm có 3 đỉnh tương tự nhau cùng 2 đáy xếp cạnh nhau như hình 3 ngọn núi, dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng giảm.
Mô hình trong chứng khoán này có đỉnh đầu tiên được hình thành khi giá tăng và đạt đến một mức kháng cự, sau đó giá giảm tạo thành một đáy tạm thời. Sau đó, giá lại tăng và tạo ra đỉnh thứ hai ở mức kháng cự tương tự như đỉnh đầu tiên. Quá trình này lặp lại lần nữa, tạo thành đỉnh thứ ba cũng ở mức kháng cự tương tự.
Mô hình 3 đỉnh được xem là xác nhận khi giá phá vỡ đường cổ (đường ngang kết nối đáy tạm thời giữa các đỉnh) và tiếp tục giảm xuống dưới mức đáy tạm thời. Điều này cho thấy sự suy yếu của lực mua và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng giảm.
Mô hình 3 đỉnh dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng giảm. Những lưu ý áp dụng mô hình 3 đỉnh:
– Mô hình 3 đỉnh báo hiệu áp lực bán đang mạnh.
– Nhà đầu tư không nên vội giao dịch khi mô hình vừa hoàn thiện, giá đang ở vùng hỗ trợ bởi nơi đó có áp lực mua tiềm ẩn.
– Không nên chạy cố theo mô hình 3 đỉnh và đặt lệnh bán khống bởi nhiều khả năng sẽ có pullback xảy ra nhà đầu tư cần tỉnh táo.
– Để giao dịch tốt nhất với mô hình Triple Top nhà đầu tư dựa vào False Break, Buildup, lần Pullback đầu tiên và Breakout Retest.
– Cần quan sát và xem xét mô hình 3 đỉnh ở khung thời gian lớn hơn. Nếu nó ở trong xu hướng tăng thì rất dễ trở thành mô hình thất bại. Nhưng nếu mô hình 3 đỉnh hình thành ở mức kháng cự thì xác suất thành công của mô hình rất cao.
6. Mẫu hình lá cờ (Flag)
Đây là mẫu hình tương tự mẫu hình chữ nhật, mô hình thể hiện cho thấy mức giá đang nằm ở 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Flag thường xuất hiện sau một đợt tăng giá hoặc giảm giá mạnh và được coi là một mô hình tiếp tục của xu hướng hiện tại.
Mẫu hình lá cờ được hình thành khi giá di chuyển trong một phạm vi hẹp và hình thành hai đường song song – một đường phân kỳ tăng giá (cánh cờ) và một đường phân kỳ giảm giá (cột cờ). Cánh cờ thường có độ dốc dương, trong khi cột cờ có độ dốc âm.
Mẫu hình lá cờ thường được xem như một giai đoạn tạm nghỉ hoặc tích lũy trước khi xu hướng chính tiếp tục. Cánh cờ đại diện cho sự gián đoạn tạm thời trong xu hướng chính, trong khi cột cờ đại diện cho sự điều chỉnh ngắn hạn. Khi mô hình lá cờ được xác nhận, tức là giá phá vỡ ra khỏi cánh cờ, thường theo hướng của xu hướng ban đầu, nó cho thấy sự tiếp tục của xu hướng chính.
7. Mẫu hình cốc và tay cầm
Mô hình cốc tay cầm là một trong các mô hình trong chứng khoán và đây là mô hình dạng biểu đồ có hình dạng như một chiếc cốc có tay cầm, báo hiệu cho rằng cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng giá mạnh mẽ. Đa phần các nhà đầu tư thường sử dụng mô hình cốc tay cầm để nắm bắt cơ hội từ các đợi bùng nổ tăng giá của giá cổ phiếu.
PHẦN IV. THỰC HÀNH ÁP DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Sau khi đã nắm vững về phân tích kỹ thuật ta sẽ thực hành với thị trường thực tế.
1. Vẽ phân tích kỹ thuật ở đâu
Khi bạn mở tài khoản tại Công ty chứng khoán Yuanta, bạn có thể truy cập vào tài khoản và sử dụng tính năng vẽ biểu đồ kỹ thuật (hoặc bạn có thể tham khảo một số trang web khác trên mạng).
Link truy cập về biểu đồ kỹ thuật
https://ysflex.yuanta.com.vn/priceboard
2. Nhận định tình hình thị trường ngày 16/10/2024 bằng phân tích kỹ thuật
Sau khi quan sát biểu đồ giá của VNINDEX ngày 16/10/2024, tôi đã sử dụng một số tính năng như Đường Xu hướng; RSI, cụ thể như sau:
Qua biểu đồ ta thấy:
- Đường RSI cắt từ dưới 30 lên trên 30 -> Đây là một chỉ báo mua tốt và thị trường chưa có dấu hiệu quá bán nên ta vẫn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.
- Trend Line dài hạn và trung hạn đều đang dốc lên; thị trường về cơ bản vẫn nằm trong xu hướng tăng – > Khuyến nghị xu hướng chính trong thời gian tới làm nắm giữ cổ phiếu.
- Tại 03 ngày gần nhất thị trường có xu hướng giảm nhưng khối lượng giao dịch cũng cạn dần theo nên khuynh hướng giảm cũng không đáng ngại.
+> Kết luận ta nên giữ nguyên vị thế mua.